Trung tâm Cộng đồng
Advertisement
Google search

Google - công cụ tìm kiếm số một thế giới

Tối ưu hóa bộ máy tìm kiếm (Search Engine Optimization hay SEO) là một tập hợp các phương pháp nhằm nâng cao thứ hạng của trang web và số lượt truy cập trên các trang kết quả của các bộ máy tìm kiếm (Search Engine Result Pages hay SERPs). Các phương pháp của SEO đang ngày càng thay đổi và tiến hóa liên tục; các kĩ thuật đã có những tác động mạnh trong những ngày đầu đã trở thành nền tảng và thiết yếu để phân mục.

Các tốt nhất để leo hạng trên SERPs là xây dựng nội dung độc nhất, hấp dẫn và chi sẻ trực tuyến với những người khác có cùng đam mê về chủ đề này giống bạn. Google và các bộ máy tìm kiếm thương mại khác sử dụng các giải thuật phức tạp xem xét hơn 200 hệ số trước khi xếp hạng các trang theo mức độ liên quan và hữu ích. Các wiki mà giành được vị trí trên trang đầu (hay thậm chí vị trí đầu!) được xem là người nắm quyền trên lĩnh vực của họ.

Giá trị được gán cho mỗi hệ số được giữ bí mất (để phòng trường hợp nhiều người muốn nghịch hệ thống) và được thay đổi thường xuyên đề bắt kịp hoạt động của người tìm kiếm. Các thay đổi này đã vô hiệu nhiều chiến lược trong thời gian qua, nhưng cả các cộng đồng Fandom mới và cũ đều có thể tận dụng từ bộ máy đáng tin cậy này.

Trước khi khám phá những chất lượng mà các bộ máy tìm kiếm yêu cầu cho vị trí đầu tiên trên trang kết quả, thì việc nên biết trước tiên là hiểu rõ cách các hình ảnh và trang bài viết được sắp xếp theo chỉ mục tìm kiếm.

Thu thập dữ liệu và lập chỉ mục

Thu thập dữ liệu là bước đầu tiên của quá trình lập chỉ mục. Các bộ máy tìm kiếm gửi đi những bot tự động (còn được gọi là "bọ") để truy cập vào các trang web một cách cực nhanh và quét các tiêu đề bài viết, ghi chú lại tên ảnh và vị trí, và kiểm tra các từ khóa dùng chung với những tài liệu trong các chỉ mục.

Bộ máy tìm kiếm sử dụng dữ liệu từ quá trình thu thập dữ liệu để quyết định trang nào nên hoặc không nên được thêm vào cơ sở dữ liệu của chúng. Nên nhớ rằng các kết quả tìm kiếm là một danh sách liệt kê không hoàn chỉnh những tài liệu có sẵn thuộc một chủ đề cụ thể, nên chúng không miêu tả chính xác toàn bộ internet. Và hơn thế nữa, các cơ sở dữ liệu tìm kiếm lưu giữ những dữ liệu được chọn nên có tới hàng tỉ trang có thể được truy cập chỉ trong một phần giây.

Vậy làm thế nào mà một cộng đồng có thể đảm bảo các trang được chỉ mục và xếp hạng cao hơn số còn lại? Nó bắt đầu với nội dung trong trang.

Thành phần trong trang

SEO trong trang liên quan đến mọi thứ từ cấu trúc URL cho đến tốc độ tải trang, nhưng một vài yếu tố quan trọng nhất lại tùy thuộc vào các thành viên trong cộng đồng, giống như bạn.

Sử dụng từ khóa và vị trí đặt

Trong những ngày đầu của internet, bộ máy tìm kiếm chia các câu lệnh truy vấn thành các bộ phận từ khóa và tìm kiếm chính xác từ web. Ngày nay, Google sử dụng tìm kiếm theo ngữ nghĩa để xử lý yêu cầu của người dùng và hỗ trợ cho việc định hướng. Đây là lý do các kết quả tìm kiếm của từ "thủ đô" và "thu do" là giống nhau, và là tại sao tìm kiếm từ "Hồ Chí Minh" thì cho kết quả về Chủ tịch Hồ vĩ đại, trong khi từ "TP Hồ Chí Minh" lại cho kết quả về thành phố mang tên Người.

Trước đây, cách SEO thường là đưa tất cả các khối thuật ngữ liên quan vào cùng một trang, nhưng ngày nay, kĩ thuật này làm công cụ tìm kiếm lầm tưởng bạn là một robot! Các giải thuật tìm kiếm hiện đại yêu cầu ngôn ngữ con người tự nhiên và đề phòng các trang web có nội dung ít và tự động tạo.

Xét một trang đang được tạo hoặc chỉnh sửa, bạn thử đặt câu hỏi: "Nếu mình muốn tìm kiếm trang này thông qua một công cụ tìm kếm thì mình nên gõ từ nào vào thanh tìm kiếm?" Đó là những từ tốt nhất nên đặt cho tên bài viết. Bao gồm cả các từ đồng nghĩa phù hợp trong nội dung trang.

Nội dung được xem là liên quan khi nội dung đó gần hoặc chính xác với các câu từ để truy vấn của người tìm kiếm, nên nghiên cứu từ khóa có thể rất hữu ích để quyết định nên từ khóa trnog nội dung.

Tên và mô tả tập tin

Google và các công cụ tìm kiếm khác đang ngày càng thấu hiểu các đoạn phim và hình ảnh, nhưng các tập tin có tên và mô tả chi tiết sẽ gửi tin hiệu mạnh và rõ ràng cho bot. Việc này cũng góp phần giúp những người dùng khiếm thị hoặc thị lực kém sử dụng thiết bị đọc màn hình có thể truy cập Fandom.

Liên kết

Liên kết nội cải thiện trải nghiệm người dùng và hỗ trợ bot tìm kiếm và lập chỉ mục nội dung. Nhớ rằng các bot truy xuất trang thông qua các đường liên kết.

Thử hình dung một người đọc đang tìm hiểu về chủ đề này lần đầu. Những nơi nào họ sẽ muốn nhấp vào để tìm hiểu sâu hơn? Đó là những nơi bạn nên chèn một đường liên kết.

  • Đừng đi quá đà. Các bot tìm kiếm được ước đoán là theo dõi 100-200 liên kết (bao gồm các liên kết trong tiêu đề và footer).
  • Trộn các văn bản neo ở bất cứ chỗ nào có thể trên wiki, kể cả khi bạn chỉ liên kết đến một bài viết ngoài một lần mỗi trang. Ví dụ như một bài viết về Harry Potter có thể liên kết đến một bài viết về Voldemort từ trang "Chúa tể bóng tối" hay "Kẻ không được gọi tên".
  • Sử dụng trang đặc biệt Insights trên wiki để tìm các bài viết không có liên kết và dọn dẹp các liên kết màu đỏ trong mục Các trang cần thiết.
  • Các thể loại xây dựng cấu trúc của một cộng đồng và giúp con người và bot hiểu mối quan hệ giữa các trang, nên sử dụng trang đặc biệt Insights để tìm và dọn dẹp các trang chưa được phân loại.

Các mối quan tâm ngoài bài viết

Mặc dù có vẻ kì lạ, nhưng khoảng phân nửa tiềm năng xếp hạng của một wiki đến từ các yếu tố bên ngoài. Là người đầu tiên xuất bản một chủ đề, được liên kết từ các trang web uy tín hay trở thành chủ đề của một cuộc thảo luận trên các phương tiện xã hội có thể tác động lớn việc xếp hạng.

Trước đây, việc dẫn dắt các bot là khả thi bằng cách đăng đường dẫn đến một wiki mới trong thư mục, diễn đàn và mục bình luận blog, nhưng ngày này, hầu hết các trang web tự động chèn một thuộc tính rel="nofollow" để yêu cầu các bot tìm kiếm bỏ qua giá trị của đường dẫn đó.

Giải pháp tốt nhất cho mỗi cộng đồng là hỗ trợ và khuyến khích thành viên mới và tập trung xây dựng nội dung chất lượng và để các liên kết bên ngoài tự nhiên hình thành.

Trợ giúp và phản hồi

  • Tìm đọc thêm các trang trợ giúp khác tại Trợ giúp:Mục lục.
  • Truy cập Trợ giúp:Trung tâm Cộng đồng Fandom để xem giới thiệu chung về cộng đồng và được hỗ trợ thêm.
  • Truy cập Trợ giúp:Liên hệ Fandom để được hỗ trợ, tư vấn, báo cáo lỗi hoặc quét dọn cộng đồng của bạn.
  • Tìm hiểu thêm về cách sử dụng FANDOM trên Đại học FANDOM, bao gồm các video ngắn cho tất cả các bậc kinh nghiệm.
Advertisement